🔖𝑳𝒆̂̃ 𝑻𝒉𝒂̂́𝒕 𝑻𝒊̣𝒄𝒉 7/7 – 七夕节 v𝒂̀ 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒖̛ 𝒕𝒓𝒆𝒏𝒅 𝒂̆𝒏 𝒄𝒉𝒆̀ đ𝒂̣̂𝒖 đ𝒐̉🔖

💌Một mùa Thất Tịch nữa lại đến, chắc hẳn là nhiều bạn trong Khoa Tiếng Trung cũng không còn xa lạ gì nữa đối với ngày lễ được coi là “ Valentine của Đông Á” , đặc biệt là trend ăn chè đậu đỏ vào Lễ Thất tịch sẽ có người yêu đúng không nè🥰? Bất kể bạn còn độc thân hay đã có đôi có cặp rồi thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu nguồn gốc về ngày lễ này cũng như vì sao lại có tục lệ ăn chè đậu đỏ nhé😉!!!!

🎎NGUỒN GỐC NGÀY LỄ THẤT TỊCH:

Lễ Thất tịch ( 七夕节) thường được diễn ra vào ngày 7/7 Âm lịch hằng năm, có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gắn liền với một câu chuyện cổ tích đã có từ rất lâu là Ngưu Lang-Chức Nữ. Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch hằng năm) được gặp nhau một lần ở bên cầu Ô Thước.Theo phong tục trong ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc thì đây là ngày hội truyền thống để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và để cầu mong lấy được người chồng tốt. Ngày Thất tịch ở Trung Quốc còn được gọi là: 乞巧节 (Khất xảo tiết:Lễ hội thể hiện tài năng, 七姐诞 (Thất thư đản),hay 巧夕(Xảo tịch).

🤔THỰC HƯ VỀ PHONG TỤC ĂN CHÈ ĐẬU ĐỎ CẦU DUYÊN NGÀY LỄ THẤT TỊCH:

Trend ăn chè đậu đỏ cầu duyên bắt đầu nở rộ lên trong một vài năm trở lại đây, chính vì thế mà nhiều bạn trẻ cũng lầm tưởng rằng đây chính là tục lệ chính gốc ở bên Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế, loại đậu vốn được xem là biểu tượng cho Lễ Thất Tịch tại Trung Quốc vốn có tên là Đậu Tương tư. Chắc hẳn nhiều bạn cũng đã từng nghe qua câu thơ“ 红豆生南国”-“ Hồng đậu sinh Nam quốc” trong bài thơ “ Tương tư” của Vương Duy rồi đúng không nào? Hồng đậu được nhắc đến trong bài chính là hạt đậu tương tư. Đậu tương tư có kích thước nhỏ, chỉ cỡ đầu ngón tay út, dáng thon thon như hình trái tim, vỏ bóng. Do hạt đậu có màu đỏ đặc trưng khó phai, ít bị hư hại, lại rắn chắc nên được xem như biểu trưng cho tình yêu chân thành, thuần khiết. Tại Trung Quốc, đậu tương tư thường được kết thành vòng tay, dây đeo hoặc bỏ vào lọ thủy tinh, túi vải nhỏ rồi trang trí cho thật đẹp để làm vật kỉ niệm hay quà tặng đối phương. Ở một số nơi, người ta còn để đậu tương tư dưới gối sau khi kết hôn để nguyện cầu tình nghĩa vợ chồng bền lâu. Vì vậy, đậu tương tư chỉ là vật để trang trí, tặng nhau vào lễ Thất tịch chứ không phải là nguyên liệu của món “chè tình nhân” hay chè “thoát ế” nha!

😉💁Tuy nhiên, ngày nay chè đậu đỏ vẫn là một món ăn cực kì ngon và tốt cho sức khỏe nên mùa dịch này không đi đâu thì chúng ta ở nhà, tự nấu cho mình một nồi chè đậu đỏ thơm ngon vẫn rất tuyệt đúng không nào!

😄✨Chúc các bạn trong Khoa Tiếng Trung cũng như người có một ngày lễ Thất tịch thật vui vẻ, an toàn bên gia đình và điều quan trọng là sớm thoát ế nha!

😁🌈七夕节快乐🌈